Series "Quy trình phát hành board game"
Tập 2: TÌM KIẾM VÀ KÝ HỢP ĐỒNG
Sau khi đã có luật chơi và Sale Sheet thì sẽ tới công đoạn liên hệ với các publisher và ký hợp đồng.
Link bài viết về Tập 1 - Sale Sheet: [https://www.facebook.com/groups/boardgamesviet/posts/8919770164740037/]
Đây là 1 công đoạn cần tới khả năng ngoại giao, thuyết phục của bạn bởi nội tại game 10 điểm mà trình bày 3 điểm thì game của bạn cũng chỉ được 3 điểm mà thôi.
Trong bài viết này mình sẽ tập trung vào việc liên hệ với các publisher ở nước ngoài, vì ở VN thì số lượng publisher không nhiều và quy trình pitching cũng đơn giản hơn. Theo mình thấy thì bạn chỉ cần liên hệ thì họ sẽ phản hồi ngay lập tức.
1/ CHUẨN BỊ:
Trước khi gặp publisher, bạn sẽ cần phải có:
Hướng dẫn chơi
Prototype
Sale sheet
Đây là 3 thứ gần như là bắt buộc mà 1 designer nào cũng phải chuẩn bị trước khi gặp publisher. Và hầu hết các publisher mình biết đều sẽ mặc định từ chối (thậm chí không reply) nếu không có Sale Sheet, bạn thậm chí không cần hoàn thiện gameplay, nhưng tối thiểu phải có sale sheet (nếu liên hệ qua mail) và prototype (nếu gặp trực tiếp).
Tips: Prototype không cần thiết kế quá nhiều, nhưng tối thiểu phải chơi được. Kỹ năng hướng dẫn game cũng rất quan trọng nếu bạn gặp trực tiếp, có hướng nội thì cũng nên chịu khó tập dượt trước khi gặp các publisher.
2/ TÌM KIẾM PUBLISHER
Nếu đã có 3 cái trên rồi thì nên gửi tới publisher nào? Vì ở Việt Nam nên chúng ta sẽ có 1 cái bất lợi về mặt địa lý đó là ngoại trừ các publisher tại Việt Nam, rất khó để gặp mặt trực tiếp các publisher nước ngoài bởi việc xin visa khó khăn và chi phí di chuyển tốn kém.
Thông thường, các publisher gặp các designer để pitching tại các sự kiện board game thường niên, và việc gặp mặt này thường phải được book lịch trước. Vì vậy nếu bạn là 1 designer mới, chưa có tên tuổi thì rất khó để lọt vào mắt xanh của các publisher có tiếng trên thế giới bởi họ sẽ ưu tiên các designer đã có sản phẩm trên thị trường.
Và để xây dựng portfolio của mình, bạn sẽ cần đi từ từ lên dần bằng cách tiếp cận các publisher nhỏ trước, để có sản phẩm phát hành, rồi từ đó các publisher lớn mới thấy style thiết kế của bạn.
Hầu hết các publisher đều có mail để các designer liên hệ, bạn có thể "rải CV" bằng cách gửi tới tất cả các publisher mà bạn biết, tuy nhiên tỉ lệ thành công tương đối thấp. Một số publisher mình biết có chia sẻ rằng số lượng game họ phát hành mỗi năm chỉ bằng 1/20 so với số lượng ý tưởng mà họ nhận được. Và đặc biệt họ sẽ luôn ưu tiên những người mà họ đã gặp trực tiếp hoặc quen biết. Bởi vậy, việc được các publisher đọc mail đã là rất may mắn, nên hãy chuẩn bị sẵn file và câu từ mỗi khi gửi mail.
Nếu gửi mail không hiệu quả và bạn cũng không thể tham gia các sự kiện board game thì phải làm sao? Câu trả lời đó là tham gia các sự kiện online dành cho designer. Các sự kiện này được thiết kế để giúp đỡ các designer như bạn, tuy nhiên, các sự kiện này thường có giới hạn về chủ đề, thành phần... để phù hợp với chủ đề năm đó. Thường phần thường sẽ là tiền mặt hoặc được đảm bảo phát hành bởi 1 trong những sponsor của cuộc thi.
Ngoài ra cũng có các cuộc thi phát hành board game dành cho mọi thể loại, tuy nhiên những cuộc thi này thường tốn chi phí để tham dự (khoảng 10$/game), và tỉ lệ chọi khoảng 1/100.
Nếu những cách trên không hiệu quả thì bạn có thể tự phát hành hoặc gửi game tới cho các đơn vị trung gian để họ mang game của bạn tới các publisher khác. Đặc điểm chung của các đơn vị này là họ đã có mối quan hệ với các publisher khác. Ở Việt Nam theo mình biết các bạn có thể tìm tới Playplus, Rolling Wizards, hoặc NHG để hỗ trợ trong việc phát hành.
Tips: Không nên nói game bạn là "có 1 0 2", "không đụng hàng", "không giống bất cứ game nào"... đừng nghĩ ý tưởng của mình là độc nhất, bởi nếu game bạn không giống bất cứ game nào thì chắc phải có lý do cho việc đó. "Thiên Tài" và "Thiên Tai" chỉ khác nhau một dấu huyền mà thôi
3/ KÝ HỢP ĐỒNG
Nếu pitching thành công thì tiếp theo nên làm như thế nào? Theo mình thì giai đoạn này các bạn cứ để các publisher lo bởi họ có kinh nghiệm hơn. Thông thường, sẽ có 2 dạng là mua đứt hoặc trả theo %, và mỗi dạng sẽ chia thêm là mua theo từng thị trường hoặc độc quyền. Bạn hãy tự quyết định giá trị cho ý tưởng của mình để trả giá với publisher, vì mỗi game sẽ có những đặc thù riêng, tuy nhiên, theo các designer lâu năm thì đây không phải là nghề kiếm ra nhiều tiền, bởi thường là lấy công làm lời, lấy vui làm lãi nên bạn đừng kỳ vọng quá nhiều. Hầu hết các designer đều lấy việc làm board game làm nghề tay trái, và họ luôn thủ sẵn cả chục game để pitching mỗi khi gặp các publisher.
Trung bình, sau khi ký hợp đồng thì thường mất tầm 2-3 năm cho đến khi game của bạn được phát hành, vì vậy trong lúc đó bạn cũng phải tranh thủ pitching để phát hành nhiều game. Đừng kỳ vọng rằng chỉ cần làm ra 1 game là đủ, đối với 1 designer chưa có tiếng tăm thì chỉ khoảng 500-2000$ là mức giá mà publisher sẵn sàng trả để mua đứt bản quyền từ tay bạn (đối với các game dưới mức medium).
Tips: đây là 1 ngành với trọng tâm là con người và hầu hết các publisher đều quen biết với nhau và có network riêng. Nên bạn không cần phải tốn sức lo rằng bạn có bị publisher ăn cắp ý tưởng hoặc trả công quá bèo, bởi kể cả khi việc đó xảy ra, trong thời buổi này thì chỉ cần 1 bài post cũng đủ để ảnh hưởng tới uy tín của publisher đó, và thường việc đó không đáng chút nào. Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ về publisher để hiểu rõ hơn về gu cũng như là uy tín. Mình cũng sẵn sàng trả lời inbox các câu hỏi về ngành nếu bạn muốn tìm hiểu thêm.
BONUS:
Mình xin phép chia sẽ thông tin sau để các bạn hiểu hơn một chút về thu nhập của 1 designer board game. Đưới đây là 1 số thông tin được Peter C.Hayward (tác giả của Dạ Tiệc của Dracula,
That Time You Killed Me, Thing in Rings...) chia sẻ về năm 2024:
Ký được 10 game với 7 publisher.
Ra mắt 2 game thông qua Publisher, 2 game thông qua Kickstarter.
Và trong 2024 là lần đầu tiên mà Peter kiểm được từ board game nhiều hơn công việc chính (từ 2016 đến nay), với số tiền đạt hơn $100k (USD). Trong đó:
6% từ những game đã ra mắt hơn 4 năm.
60% từ game đã ra mắt trong 2022.
20% là tiền cọc trước.
14% là tiền bản quyền từ game ký năm 2023
Số tiền này chưa trừ đi chi phí vận chuyển, ăn ở, tham gia các sự kiện. Mà theo Peter thì các con số này cũng là kha khá ( khoảng 1-2k/1 sự kiện)
Mặc dù % là từ những game trong vòng 2 năm đổ lại, tuy nhiên chính những sản phẩm đã ra mắt trước đó đã giúp Peter có được kinh nghiệm và mối quan hệ với các publisher. Đây là thành quả trong suốt 1 thời gian dài và rất ít designer có thể đạt tới mức độ này.
BONUS 2:
Dưới đây là 1 khảo sát được thực hiện vào năm 2020 về việc các publisher gặp gỡ designer như thế nào. Như các bạn thấy thì càng ngày các publisher càng ưu tiên việc quen biết trước và gặp mặt trực tiếp khi demo game. Bởi số lượng ý tưởng game hiện tại trên thế giới có rất nhiều nên những designer nổi bật hơn sẽ được chú ý tới.